BẢN GIỐC THUỘC VỀ VIỆT NAM HAY TRUNG QUỐC

Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc từ lâu đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi của cư dân hai nước. Khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Ka Long là những khu vực “rất nhạy cảm, có lịch sử tranh chấp lâu đời”.
Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước, là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Nhiều năm qua, các khu vực này đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều vòng đàm phán của Ủy ban Liên hợp Phân giới cắm mốc Việt-Trung nhưng chưa giải quyết được. Trên thực tế, tại hai khu vực này đã từng xẩy ra tranh chấp phức tạp và kéo dài trong nhiều năm.

Từng có nhiều dư luận nghi ngờ chính phủ Việt Nam đã “bán đất cho Trung Quốc”, Nhiều người nghi ngờ Việt Nam nhường thác cho Trung Quốc đã viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 1970 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam.

Bản đồ phân chia địa giới Việt Nam- Trung Quốc
Bản đồ phân chia địa giới Việt Nam- Trung Quốc

Nhưng những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc lấy làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.

Năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí giải quyết tổng thể các khu vực tồn đọng trong đó có 2 khu vực này bằng giải pháp “cả gói”, dựa trên nguyên tắc công bằng hợp lý, tôn trọng các dấu tích lịch sử, ưu tiên ổn định đời sống cư dân biên giới, phù hợp các văn bản pháp lý do lịch sử để lại.

Việc cho rằng toàn bộ thác Bản Giốc của Việt Nam hay chính quyền Việt nam đã làm mất thác Bản Giốc là không phù hợp với thông lệ quốc tế về đường biên giới trên sông suối và không đúng với công ước Pháp – Thanh năm 1887, và công ước bổ sung năm 1895"

“Việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quan hệ hai nước, tạo ra các cơ hội mới cho các địa phương biên giới quản lý biên giới, thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại du lịch. Bằng chứng cho thấy, ở nơi nào cắm mốc phân giới xong thì giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch thuận tiện hơn rất nhiều”. (Thứ trưởng Vũ Dũng).

 

Các bài viết khác

Cảm nhận

Các trường bắt buộc (*)