Cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu là dân cư vùng đệm của vườn Quốc gia Ba Bể. Giao lưu trao đổi văn hoá giữa cộng đồng dân tộc nơi đây và du khách sẽ giúp cho nền văn hoá ngày càng thêm phong phú, đặc sắc hơn và góp phần hợp tác trong các lĩnh vực khác. Lợi ích của mô hình, sự tham gia của người dân địa phương sẽ giúp cho du khách có ý thức hơn trong việc bảo vệ cảnh tự nhiên và góp phần tăng thu nhập cho địa phương.
Để cho công tác xây dựng các mô hình du lịch sinh thái được hình thành và để cho du lịch sinh thái trở thành du lịch sinh thái bền vững thì cần có các biện pháp bổ sung để nhằm thực hiện thắng lợi công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái. Đó là công tác bảo tồn.
Việc phát triển du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể phải gắn với sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và công tác bảo tồn, phải luôn coi trọng tính bền vững. Do đó, các hoạt động về du lịch tại đây, đặc biệt là du lịch sinh thái cần phải đứng trên quan điểm tài nguyên và môi trường như:
- Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục người dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại VQG.
- Tình trạng suy thoái của những khu rừng này có thể dẫn đến việc lòng sông sẽ bị nghẽn đầy bùn, làm nước lũ dâng cao và dẫn đến xói mòn đất, gây thiếu nước cho thủy lợi, tất cả những nguy cơ đó đều đe dọa sức khỏe và sinh kế của hàng triệu người dân. Chỉ định này có thể giúp tăng cường bảo vệ những khu rừng này thông qua việc hạn chế khai thác các nguồn rừng như mật ong, tre nứa và hoa phong lan.
- Để đáp ứng yêu cầu này, dự án bảo tồn vườn Quốc gia Ba Bể cần xây dựng một kế hoạch đầu tư cho khu rừng.
- Quy hoạch tổng thể vườn Quốc gia Ba Bể theo các phân khu chức năng: khu hành chính, dịch vụ (ăn, nghỉ, vui chơi, cắm trại...); khu tham quan; khu phục hồi sinh thái (tổ chức các chương trình trồng rừng các loại cây quí hiếm, cây có nguy cơ tiệt chủng... cho các đoàn học sinh, sinh viên, tổ chức nghiên cứu về thực vật); khu bảo vệ nghiêm ngặt...
- Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ. Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh.
Ngoài ra, cần có các câu lạc bộ thể thao như bóng chuyền, bóng bàn, bida, cầu lông, hồ bơi.
Tóm lại nếu như các mô hình này được xây dựng thành công thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn dân cư khu vực này: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời sẽ giúp rừng của lâm trường được bảo vệ vì có sự phối hợp hành động của dân địa phương và khách du lịch. Để công tác xây dựng mô hình du lịch sinh thái cần có biện pháp bổ sung.
Đó là công tác bảo tồn thông qua các hình thức sau:
- Tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, giáo dục người dân trong khu vực VQG nâng cao nhận thức về ý thức, trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên rừng và các loài động - thực vật quí hiếm hiện đang sinh sống tại đây.
- Các dịch vụ hỗ trợ: tổ chức theo từng nhóm tham quan (có giới hạn số lượng người) bằng các phương tiện như xe đạp hoặc đi bộ. Trong quá trình tham quan có phát những tờ bướm giới thiệu tổng quan về thác Mai, về rừng của lâm trường Tâm Phú, các trang thiết bị thiết yếu liên quan như ống nhòm, thuốc chống vắt, giầy đi rừng, áo mưa... Vận chuyển bằng xe jeep để tham quan rừng, xem thú vào ban đêm; tổ chức các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, cảm giác mạnh như xây dựng cầu treo trên các ngọn cây để xem thú hoặc làm các nhà chòi trên cao; đi xuồng chéo tay, thuyền Kayak vượt thác, tham quan bằng cano ngắm cảnh sông nước.Xây dựng các nhà nghỉ với kiến trúc đơn giản, tiện nghi phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, rừng, cây cỏ; Gắn với các nhà ăn, khu dịch vụ ăn uống tiện nghi, sạch sẽ, vệ sinh.