Sợ đi du lịch? Đi du lịch tại thời điểm Covid hiện giờ có thực sự nguy hiểm?

Đi du lịch tại thời điểm hiện giờ có thực sự nguy hiểm? Nó đúng là nguy hiểm nếu như chúng ta đi đến những điểm du lịch đông người và không hề trang bị cho mình những kĩ năng cũng như các phương pháp đảm bảo an toàn. Thế nhưng, cứ giữ mãi tâm lí lo lắng hoảng sợ thì liệu có phải là việc tốt?
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà cả Thế giới đang phải oằn mình để chống chọi lại đại dịch Covid – 19 vẫn đang không ngừng lan rộng. Theo thống kê, cho đến ngày 24/08/2020, tổng số ca nhiễm trên thế giới đã lên đến hơn 23 triệu người và số người tử vong là hơn 800 nghìn người. Một con số thật khủng khiếp và tất nhiên, nó vẫn đang tiếp tục gia tăng theo thời gian.
Ngoài ra, người ta còn thống kê được rằng: Ở Mỹ, số người chết do Covid – 19 thậm chí đã vượt qua cả số người chết trong chiến tranh Việt Nam.

Theo dòng lịch sử khắc nghiệt, từ thời trung cổ cho đến thế giới hiện đại, còn người đã phải trải qua những trận bệnh dịch kinh hoàng như: Cái Chết Đen - bóng tối bao phủ khắp Châu Âu trong suốt gần một thế kỉ, giết chết gần 60% dân số Châu Âu và làm sụt giảm dân số toàn cầu do bệnh dịch hạch. Đại dịch bí hiểm Cocoliztli vào thế kỷ thứ XVI đã gần như xóa sổ 80% dân số Mexico lúc bấy giờ. Hay dịch cúm Tây Ban Nha đã bùng nổ vào giữa thế chiến thứ II và ước tính cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người, thậm chí hạ gục cả một quân đoàn thay vì chiến tranh.
 
Trong quá khứ, bệnh dịch đã gây nên những trận sụt giảm dân số quy mô lớn

Trong quá khứ, việc đi lại giữa các châu lục chưa thực sự thuận tiện cũng là một trong những cản trở khiến cho dịch bệnh chỉ gây ảnh hưởng nặng trong một khu vực mà không phải lan rộng ra toàn bộ thế giới. Thế nhưng vào năm 2019, cả thế giới chứng kiến một trận đại dịch kinh hoàng trong giai đoạn hiện đại là dịch “bệnh viêm đường hô hấp cấp” do chủng virus SARS – CoV- 2 gây ra. Nó là một chủng của Corona Virus, chủng virus đã từng gây ra dịch bệnh SARS ở Trung Quốc vào năm 2003 vào dịch MERS ở Trung đông năm 2012 - là những trận đại dịch gây ra thiệt hại nặng nề về người cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu.

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng con người vẫn phải đối mặt với thảm họa về dịch bệnh, sự thuận tiện trong việc di chuyển giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ xa xôi lại là nguyên nhân khiến cho dịch Covid – 19 nhanh chóng lan rộng ra khắp toàn thế giới một cách khó kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện tại, đã gần một năm trôi qua nhưng tình hình dịch bệnh vẫn chưa hề có dấu hiệu lắng xuống. những ca bệnh viễn tiếp tục tăng lên hàng ngày ở cả quốc quốc gia phát triển nhất như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu, cướp đi sinh mạng của nhiều người.
 
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao trong việc kiểm soát dịch bệnh

Với Việt Nam, việc nằm cạnh anh hàng xóm to lớn nhưng lại là nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh một cách mất kiểm soát đã khiến cho người dân Việt Nam vô cùng lo lắng. Sau một loạt những biện pháp an toàn và giãn cách xã hội vào đầu tháng 4, Việt Nam đã tự hào là một trong những đất nước hiếm hoi không có ca tử vong với số ca nhiễm hơn 200 ca. Chúng ta đã kiểm soát tốt được dịch bệnh trong suốt gần 100 ngày khi không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Nhưng cũng chính vì như vậy lại gây ra tâm lí chủ quan trong cộng đồng. Mọi người bắt đầu quên đi nỗi sợ hãi và trở lại với những chuyến đi nghỉ dưỡng, tham quan, xả hơi sau khoảng thời gian giãn cách xã hội bị bắt buộc phải ở trong nhà. Các du khách Việt như những con chim được sổ lồng, tung cánh bay tới các vùng đất tuyệt vời của Việt Nam, những nơi mà chẳng cần phải ra nước ngoài cũng vẫn đủ để họ và gia đình thoải mái tận hưởng kì nghỉ của mình. Tâm lí nghỉ xả hơi ai cũng có, tuy nhiên sự chủ quan lại đem đến hệ quả là dịch bệnh đã quay trở lại Việt Nam vào cuối tháng 7 và bùng nổ tại Đà Nẵng, gây ra sự sợ hãi và lo lắng trong tâm lí của mọi người. Các vị khách du lịch lúc trước hào hứng bao nhiêu thì hiện tại lại sợ hãi đi du lịch bấy nhiêu.

Có điều, đi du lịch tại thời điểm hiện giờ có thực sự nguy hiểm? Nó đúng là nguy hiểm nếu như chúng ta đi đến những điểm du lịch đông người và không hề trang bị cho mình những kĩ năng cũng như các phương pháp đảm bảo an toàn. Cứ thử tưởng tượng bạn đi đến sân bay đông đúc với rất nhiều người ở đó và chẳng có ai đeo khẩu trang cũng như thực hiện khoảng cách an toàn, tỉ lệ lây nhiêm bệnh dịch chắc chắn sẽ rất cao. Thế nhưng, cứ giữ mãi tâm lí lo lắng hoảng sợ thì liệu có phải là việc tốt? Chúng ta không thể biết chắc chắn được khi nào cả thế giới sẽ hoàn toàn chống lại được đại dịch Covid – 19, có thể là mấy tháng nữa hoặc cũng có thể là năm sau hoặc năm sau nữa, không ai có thể đưa ra một câu trả lời chắc chắn trong thời điểm này. Vậy thì từ nay đến ngày ấy, chúng ta cứ ở nhà và không đi ra ngoài, không dám đi đến bất cứ đâu và luôn mang tâm lí hoài nghi mọi thứ? Tôi nghĩ những điều đó còn đem đến sự mệt mỏi hơn cả bệnh dịch.
 
Hãy chọn một nơi mà có ít người đặt chân đến để thả lỏng

Thay vì thế, sao chúng ta không lựa chọn đối mặt thay vì trốn tránh. Hãy thực hiện tốt cách biện pháp đảm bảo an toàn mùa dịch như đeo khẩu trang khi đến chỗ công cộng và những nơi đông người, tránh tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều người và duy trì khoảng cách an toàn, thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn. và đặc biệt hơn, bạn có thể chọn những vùng đất ít người như những vùng núi, những bản làng dân tộc thiểu số, những nơi chưa bị sự ồn ào xâm lấn, những nơi mà chỉ có bạn và thiên nhiên hoang sơ, để thả lỏng cũng như tránh khỏi những chỗ quá đông người. Đây là thời gian thích hợp để mỗi chúng ta có thể lắng mình lại và nhìn ngắm những vùng đất, những cảnh đẹp, những con người mà trước đó dường như bị chúng ta quên lãng.
Hãy liên hệ tới chúng tôi kichcau@nguoivietdulichviet.com nếu như bạn cần một chuyên gia tư vấn.
 

Các bài viết khác

Cảm nhận

Các trường bắt buộc (*)