Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Bắc Kạn, một tỉnh nằm ở miền núi Đông Bắc Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay… Hàng năm khi Tết đến xuân về, khắp nơi trên tỉnh Bắc Kạn đều nô nức tổ chức các lễ hội xuân đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và thập khách thập phương tới tham gia và khám phá vẻ đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người bản địa. Dưới đây là những lễ hội tiêu biểu, mang đậm màu sắc riêng của từng địa phương mà du khách có thể ghé thăm và tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán và con người Bắc Kạn.
 
Lễ hội Lồng Tồng - Ba Bể

Ba-Be-Long-Tongs

Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng nhất của tỉnh Bắc Kạn. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội xuân truyền thống của đồng bào người Tày nói chung và cộng đồng người Tày ở Ba Bể nói riêng, được tổ chức hàng năm vào khoảng ngày 8-11 tháng Giêng  m lịch. Đây là sự kiện quan trọng trong năm mới, vì trong lễ hội, người dân sẽ thực hiện nghi lễ thờ cúng thần linh, bày tỏ sự cảm tạ với những vị thần đã bảo vệ và dẫn dắt họ trong suốt năm vừa qua, đồng thời cầu nguyện cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Các mâm cỗ được dâng lên đều bao gồm những sản vật là kết quả lao động của người dân của một năm qua, mang ý nghĩa giao thoa đất trời, bày tỏ sự tôn kính tới các vị thần linh.

Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Bên cạnh các nghi lễ tâm linh, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn khác. Sau khi nghi lễ thờ cúng kết thúc, người dân và khách du lịch sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, như ném còn, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo… Ngoài ra, mọi người cũng có thể tham gia vào các môn thể thao khác như bóng chuyền, cầu long, chèo thuyền kayak…
 
Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Một nét đặc sắc khác của Lễ hội Lồng Tồng là hoạt động giao lưu văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ như các điệu múa, điệu hát truyền thống… mang đậm nét truyền thống người Tày được biểu diễn tại lễ hội giúp cho du khách từ phương khác được trải nghiệm và hiểu sâu hơn về văn hóa nghệ thuật truyền thống của con người nơi đây.

Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Lễ hội cũng là cơ hội để mọi người gặp gỡ, kết nối với nhau, là dịp để nam thanh nữ tú tại các bản làng giao lưu gặp gỡ và se duyên. Tất cả những hoạt động trên đã mang lại một khung cảnh náo nhiệt, sống động và đầy màu sắc cho lễ hội, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người.

Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Các sản phẩm COOP của địa phương cũng được trưng bày và bán trong lễ hội, nhằm giới thiệu với du khách về các mặt hàng đặc sản, tiêu biểu của Ba Bể, giúp thúc đẩy kinh tế và tạo động lực trong sản xuất kinh doanh của người dân địa phương.
 
Lễ hội Lồng Tồng - Phủ Thông
Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại Phủ Thông, huyện Bạch Thông là lễ hội lớn thứ hai sau lễ hội Lồng Tồng ở Ba Bể. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 19 - 20 tháng Giêng, thu hút rất nhiều người dân trong huyện và các vùng lân cận đến trẩy hội.

Nô nức những lễ hội xuân tại Bắc Kạn

Sáng sớm trong ngày đầu tiên của lễ hội, bà con địa phương tiến hành nghi lễ dâng cúng lễ vật, tạ ơn trời đất và các vị thần, thổ địa, thành hoàng trong vùng đã phù hộ cho người dân có cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, đồng thời ước nguyện các vị thần tiếp tục bảo vệ, che chở cho mọi người trong năm mới.

Lễ hội Lồng Tồng - Phủ Thông

Ghé thăm Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông, người dân còn được chiêm ngưỡng các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao, thể hiện bản sắc dân tộc đậm đà của dân tộc Tày. Các hoạt động này lôi kéo rất nhiều người tham gia, tạo không khí vui tươi, tràn đầy tinh thần lạc quan và niềm tin tốt đẹp của người dân vào năm mới.
 
Chợ tình Xuân Dương - Na Rì

Không nổi tiếng như chợ tình Khâu Vai ở Hà Giang hay chợ tình SaPa ở Lào Cai, nhưng chợ tình Xuân Dương ở Bắc Kạn lại có nhiều nét riêng độc đáo.

 Chợ tình Xuân Dương - Na Rì

Chợ tình Xuân Dương được họp trên một bãi đất rộng ở trung tâm xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, và được tổ chức hàng năm vào ngày 25 tháng ba  m lịch. Chợ tình đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các dân tộc nơi đây, không chỉ là nam thanh nữ tú từ khắp các bản làng trong huyện mà bà con vùng lân cận của Lạng Sơn, Thái Nguyên... cũng nô nức về dự hội.

Chợ tình Xuân Dương - Na Rì

Trước ngày phiên chợ, nam nữ tham dự chợ tình sẽ lựa chọn cho mình những bộ trang phục dân tộc đẹp nhất. Đây là dịp để trai gái trong vùng gặp gỡ, và se duyên. Không chỉ là nơi kết nối giữa những người mới, Chợ tình Xuân Dương còn là nơi hẹn hò của biết bao đôi trai gái đang yêu, là nơi hẹn gặp lại của những cặp tình nhân trước đây vì lý do nào đó họ không lấy được nhau nay hẹn gặp để chia sẻ, trò chuyện.

Chợ tình Xuân Dương - Na Rì

Tham quan chợ tình, du khách sẽ được thưởng thức các điệu hát truyền thống như then, sli, lượn… và thử những món ăn đặc sản hấp dẫn như mèn mén, bánh khảo, bánh trứng kiến... Phiên chợ cũng không thể thiếu các trò chơi dân gian thu hút sự chú ý của rất nhiều người: kéo co, tung còn, đánh cù, đẩy gậy…
 
Lễ hội Lồng Tồng - Bằng Vân

Lễ hội Lồng Tồng Bằng Vân là lễ hội lớn nhất trong năm của huyện Ngân Sơn, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng  m lịch.

Giống như các lễ hội Lồng Tồng được tổ chức tại những nơi khác, Lễ hội Lồng Tồng ở Bằng Vân gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Mở đầu là phần lễ với nghi thức dâng lễ, thắp hương thờ cúng thần linh, sau đó rước cỗ mời thần linh về sân khấu chính của lễ hội với sự tham gia của các thành viên Ban tổ chức, đại diện các dòng họ và toàn thể nhân dân trong xã.

Sau đó phần hội được tổ chức với cuộc thi mâm cỗ giữa các thôn bản tại địa phương, cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc khác như tung còn, đẩy gậy, bịt mắt đánh trống… thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch.
 
Hội Xuân ATK Chợ Đồn

Lễ hội lần đầu tổ chức đầu tiên vào năm 2021, từ ngày 14-15 tháng Giêng  m lịch. Tuy là hội xuân mới được tổ chức gần đây, nhưng hội xuân Chợ Đồn đã thu hút được nhiều sự chú ý và quan tâm của người dân trong tỉnh.

Hội Xuân ATK Chợ Đồn

Trong hội xuân, Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thể hiện được bản sắc dân tộc, mang đậm nét truyền thống của quê hương được tổ chức, mời gọi mọi người tham gia. Hội có nhiều phần thi giữa các xã, thị trấn, như thi cắm trại, nấu ăn, thi đấu bóng chuyền. Các hoạt động văn nghệ đặc sắc cũng được quan tâm và chuẩn bị chu đáo để truyền tải nét đẹp văn hóa của người bản địa tới những du khách từ nơi khác tới.

Hội Xuân ATK Chợ Đồn

Nhiều hoạt động vui chơi cũng được tổ chức tại đây như: tổ chức các màn múa tập thể (vũ điệu kết đoàn), đốt lửa trại, tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cà kheo, ô ăn quan, đánh que…

Các lễ hội mùa xuân tại Bắc Kạn đều mang đậm những dấu ấn đặc sắc về văn hóa truyền thống của người dân bản địa, là dịp để mọi người trong cộng đồng gặp gỡ, kết nối và giao lưu văn hóa. Chính quyền tỉnh và các địa phương đều nhận thức được tầm quan trọng của những lễ hội này trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống và quảng bá rộng rãi tới du khách thập phương. Vì vậy nên các lễ hội đều được khuyến khích và tạo điều kiện để được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và khách du lịch từ nhiều nơi về tham quan, tìm hiểu và khám phá mảnh đất, con người Bắc Kạn, đồng thời kích cầu du lịch, giúp ngành du lịch tỉnh thêm khởi sắc, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội tỉnh nói chung.

 

Các bài viết khác

Cảm nhận

Các trường bắt buộc (*)